GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Ngày 18/07/2022
Tác giả: PGS.TS. Trần Văn Nam, TS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh
Nhan đề: GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Tác giả: PGS.TS. Trần Văn Nam, TS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh
Lĩnh vực: Kinh tế
Đơn vị xuất bản: NXB. Đại học Kinh tế Quốc dân
Số trang: 596 trang
Giá bìa: 152.000 đ
Nơi lưu trữ: Phòng đọc Lầu 1 Nhà C3 Thư viện.
Sở hữu trí tuệ không phải là vấn đề mới trong thương mại và hội nhập quốc tế. Ngay từ những năm 1890 của thế kỷ XIX đã có những điều ước quốc tế trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ như Công ước Paris năm 1883 về bảo hộ sở hữu công nghiệp, Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật năm 1886. Sau đó hàng loạt những điều ước quốc tế khác được ký kết như Hiệp ước của WIPO về quyền tác giả (WCT) (1996), Hiệp ước WIPO về biểu diễn và bản ghi âm (WPPT) (1996) và Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ ( Hiệp định TRIPS) (1994) trong khuôn khổ của Tổ chức Thương mại Thế giới. Các điều ước quốc tế nói trên khẳng định tầm quan trọng ngày càng tăng của sở hữu trí tuệ đối với các hoạt động đầu tư thương mại của mỗi quốc gia và trong các quan hệ kinh tế quốc tế. Việt Nam luôn dành sự quan tâm thích đáng cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật, trong đó có pháp luật sở hữu trí tuệ, đồng thời không ngừng học hỏi, rút kinh nghiệm để chủ động trong các quan hệ thương mại quốc tế, hạn chế tối đa các rủi ro, thiệt hại cho các chủ thể khi tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế thế giới,
Cuốn “Giáo trình Pháp luật sở hữu trí tuệ” này được chia ra làm hai nội dung gồm hai phần:
Phần 1: Pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam
Phần 2: Pháp luật sở hữu trí tuệ quốc tế
Phần 1 đề cập đến các quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, phần 2 thể hiện những nội dung cơ bản nhất của các điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ, có liên hệ so sánh với các quy định hiện hành của pháp luật sử hữu trí tuệ Việt Nam.
Thư viện Phân hiệu xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Người điểm sách: Trịnh Thị Thư